Thursday, June 18, 2015

Bánh mì Brioche phiên bản Tangzhong

Mặc dù công thức bánh mì Brioche ở blog được rất nhiều bạn tin tưởng và yêu thích, nhưng mình vẫn muốn thử nghiệm một số thứ, kết hợp giữa bánh Pháp và phương pháp nhồi bột của Nhật để bánh vừa mềm nhẹ như Hokkaido Milk Buns, vừa đậm đà thơm mùi thơ đặc trưng của bánh Pháp. Vậy nên công thức bánh mì Brioche Tangzhong được thử nghiệm và có mặt ngày hôm nay. Hy vọng bánh cũng sẽ được yêu thích như người anh lớn của nó <3
Mọi người cùng thử xem nhé ;)

Công thức cho phần Tangzhong:
25g bột mì làm bánh mì
125g nước

Cách làm tangzhong mình đã hướng dẫn ở bài hướng dẫn làm bánh mì Hokkaido Buns, các bạn có thể tham khảo ở đây.
Tangzhong sau khi nấu thì để nguội rồi film lại và để tủ lạnh. Nếu chưa dùng ngay các bạn có thể trữ tangzhong trong khoảng 2,3 ngày. Trước khi dùng các bạn nhớ cho tangzhong ra khỏi tủ lạnh, để về nhiệt độ phòng rồi hẵng trộn cùng các nguyên liệu khác nhé.
Công thức bột bánh mì:
125ml sữa tươi
120g bột tangzhong
1 quả trứng lớn (khoảng 63g không vỏ)
350g bột làm bánh mì
50g đường 
1tbsp sữa bột
15g instant yeast
1 tsp muối
45gr bơ ở nhiệt độ phòng

Cho bột mì, đường, men nở, trứng, kem tươi và sữa vào âu lớn. Nếu dùng máy đánh trứng thì trang bị que móc để nhào bột, còn không các bạn có thể dùng thìa gỗ khuấy đều để các nguyên liệu hoà quyện.
Cho phần tangzhong cùng muối vào rồi nhồi thành khối.
Khi bột đã bắt đầu mịn và đàn hồi tốt, cho từng chút bơ mềm vào khối bột rồi nhồi đến khi khối bột bóng mịn, thử kéo một ít bột sẽ thấy bột kéo màng mỏng như hình. Nếu nhồi bột bằng máy sẽ mất khoảng 10 phút, nhồi bằng tay sẽ khoảng 20-30 phút tuỳ lực ở tay.
Cho bột vào âu đã quét sẵn một lớp dầu ăn mỏng để chống dính rồi dùng film thực phẩm hoặc khăn sạch đậy lại, để ủ bột ở nhiệt độ phòng và kín gió. Nếu nơi bạn ở quá lạnh, có thể ủ bột trong lò nướng có mở đèn cùng một nồi nước sôi. Nhiệt từ nước tỏa ra sẽ giúp duy trì nhiệt độ trong lò nướng.
Sau khi bột nở gấp đôi, khoảng 40 phút đến 1 tiếng, có thể thử xem bột đã nở đủ độ chưa bằng cách chọc một ngón tay vào bột, nếu bột không phồng trở lại thì có nghĩa là bột đã nở đủ.
Dùng mu bàn tay ép nhẹ mặt bột rồi lấy bột ra khỏi âu, tạo hình cho bột theo ý muốn rồi tiếp tục phủ khăn lên mặt khuôn để ủ bột lần hai. 
Khi bột đã nở gấp đôi, mất khoảng  40-60 phút thì phết một lớp mỏng trứng và sữa lên mặt bột.
Làm nóng lò ở 180 độ C, để khay nước sôi ở dưới đáy lò rồi cho bánh vào nướng trong khoảng 30 phút hoặc cho đến khi bề mặt bánh chuyển sang màu vàng nâu.
Cho bánh ra khỏi lò rồi để trên rack cho đến khi nguội hẳn.
Bánh là sự kết hợp giữa Brioche truyền thống và phương pháp Tangzhong của người Nhật nên vừa mềm nhẹ, bông xốp, lại đậm đà mùi bơ sữa rất hấp dẫn. Một lát bánh mì ăn kèm mứt hoa quả chua chua ngọt ngọt và một cốc sữa nóng vào buổi sáng sớm thì còn gì thích thú hơn nữa ;)
Chúc mọi người thành công và bon appétit!!!

8 comments:

  1. Chị ơi! Sao lâu quá rồi e không thấy chị post bài nữa vậy? Em mong chị sẽ tiếp tục chia sẻ nhiều món bánh ngon và duy trì blog nhé!
    Hôm qua e đã làm thành công món bánh này của chi. Nhận xét của e về món bánh này: ngon tê tái, ngon dã man lun ah chị <3. Khoe chị hình bánh của e: https://scontent-nrt1-1.xx.fbcdn.net/hphotos-xap1/v/t1.0-9/12141521_1185417231474169_2028719164290969384_n.jpg?oh=9ef3dbc63458469473c1f15286f1718b&oe=569731A5
    Chị cho e hỏi là mấy cái viên màu trắng trắng trên mặt bánh là gì vậy chị? Nó có vị như thế nào chị nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chào em! Cảm ơn em vì vẫn thường xuyên ra vào blog của chị, làm bánh rồi lại còn tặng chị ảnh nữa. Bánh đẹp và ngon quá đi em à =p~trông còn hấp dẫn và hoàn hảo hơn bánh của chị gấp trăm lần nữa. Thật là vui quá đi mà <3 Thời gian vừa rồi chị phải đi thực tập, rồi làm báo cáo, rồi làm chuyến du lịch vòng quanh châu Âu, và cuối cùng là trở về nhà ởViệt Nam. Chị mới về được mấy ngày thôi nên chắc vẫn phải mất một thời gian nữa mới có thể ổn định và tiếp tục chia sẻ những công thức mới. Trong thời gian đó chắc chỉ có thể update những bài lý thuyết và chia sẻ hành trình du lịch của chị. Chắc chắn không thể hấp dẫn bằng những công thức bánh nhưng hy vọng em vẫn tiếp tục theo dõi và chia sẻ những cảm nghĩ với chị nhé <3 Cảm ơn em!

      Delete
    2. À còn về những viên trắng trắng mà em thấy trên mặt bánh của chị, đó là những viên đường đã được kết tinh, nên khi nướng, đường sẽ không bị chẩy ra, dẫn tới hiện tượng caramel. Bánh mì thì lúc nào cũng nhạt nhạt nên người pháp thường rải thêm lớp đường viên này ở trên để khi ăn mùi vị sẽ hấp dẫn hơn một chút đó em ^^

      Delete
    3. Có rất nhiều người đam mê về chủ đề ẩm thực của blog này, nên rất mong chủ trang đăng nhiều bài hơn

      Delete
  2. em rất vui khi thấy chị reply comment của e (điều đó chứng tỏ chị vẫn theo dõi blog và e còn được học thêm nhiều công thức bánh từ chị nữa hihi)
    Đọc đến dòng "làm chuyến du lịch vòng quanh Châu Âu" của chị mà e đem lòng "ghen tị" í. E rất háo hức được xem về chuyến đi của chị đấy.
    Chúc chị thật nhiều sức khỏe và thật nhiều đam mê trong gian bếp gia đình chị nhé =D

    ReplyDelete
  3. Em ơi, trong công thức này chị thấy lượng men nhiều hơn rất nhiều so với công thức làm bánh mì Hokkaido cũng làm từ Tangzhong mà em đã chỉ, phải ko em? Vậy thì men có dậy mùi khó chịu quá không? chị sợ trẻ con không chịu nổi? Bánh mì Hokkaido " nhẹ như mây" ,,,mà em giới thiệu chị làm rất ngon , nở và rất mềm em ạ. ko dậy mùi men...Còn CT này thì sao, chị muốn làm thử nhưng sợ men nhiều quá...

    ReplyDelete